Đau và cứng cổ - Neck pain and stiffness

13 Tháng Chín 201511:38 CH(Xem: 17113)
Đau và cứng cổ - Neck pain and stiffness

Khái Niệm
Đau và cứng cổ là một loại bệnh rất phổ biến, bạn cảm nhận được cổ của bạn bị cứng, đau, khó cử động, đau từ cổ kéo xuống gáy và bả vai, đôi khi gây nhức đầu. Cơn đau một vài ngày rồi qua đi nhưng có những trường hợp cơn đau kéo dài và trở thành trầm trọng. Đau và cứng cổ có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng điển hình nhất là liên quan đến ba cấu trúc của bộ phận cổ gây ra đó là đốt xương cổ, dây thần kinh và cơ bắp cổ.

xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co
Đốt Xương Cổ: Xương cổ có 7 đốt, mỗi đốt xương có dĩa đệm lót giúp đàn hồi và tránh gây cọ xát. Khớp đốt cổ (cervical facet joint) khi người bệnh bước vào giai đoạn thoái hóa, chất nhờn ở cổ bị khô khiến các khớp va chạm vào nhau tạo ra khớp bị khuyết, lõm, và gai xương. Trong trường hợp này gọi là phong thấp thoái hóa đốt xương cổ (cervical facet osteoarthritis), triệu chứng thường hay cứng, đau cổ và hạn chế xoay chuyển cổ đặc biệt là vào mỗi buổi sáng hay thời tiếc lạnh vào mùa đông.

xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-dot-xuong-co-01xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-dot-xuong-co-02

Dây Thần Kinh: Gốc dây thần kinh cổ bắt nguồn từ tủy sống cổ và thoát ra từ ống rảnh xương cổ (vertebrae canal foramen). Khi gốc dây thần kinh cổ bị chèn ép và sưng tấy do dĩa đệm bị thoái hóa (degeneration), bị phình (bulge), thoát vị dĩa đệm (herniated disk), hẹp ống rảnh (stenosis) dẫn đến đau nhức và tê. Chụp quang tuyến X ở cổ cho thấy dĩa đệm cổ bị thoái hóa và mỏng dần, khiến đường cong tự nhiên (normal contour) của cổ không bình thường, thân đốt cổ bị biến dạng và có gai xương. Cơn đau lan tỏa từ cổ xuống bả vai, cánh tay và bàn tay kèm theo các triệu chứng như đau buốt, kim chích, tê và yếu cánh tay.

xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-day-than-kinh
Thoát vị dĩa đệm cổ gây chèn ép dây thần kinh.
Cơ Bắp Cổ: Phần nhiều các cơn đau và cứng cổ là do các cơ bắp và gân ở cổ bị căng cơ (strain), đặc biệt các cơ bắp liên quan phần nhiều là cơ bắp levator scapulae, trapezius, và splenius capitis. Các cơ bắp cổ được cử động và xoay chuyển nhiều nhất, độ thoái hóa và hao mòn (wear and tear) theo năm tháng, ngồi không đúng tư thế khi làm việc, những lý do này khiến cơ bắp cổ dễ bị yếu và cứng dẫn đến căng cơ.
 
xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-co-bap-co-01xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-co-bap-co-02
Đây là cơ bắp cổ (levator scapulae) gây đau và cứng cổ.

Các Nguyên Nhân Khác:
  • Tai nạn xe cộ, té ngã gây thương tích.
  • Bướu khu vực cổ, ung thư.
  • Ngồi không đúng tư thế khi làm việc
  • Tuổi tác, thời tiết thay đổi, căng thẳng thần kinh

Chẩn Đoán
Khi một bệnh nhân bị đau cổ đến văn phòng bác sĩ để khám và điều trị. Bác sĩ dựa vào dấu hiệu và triệu chứng khai bệnh của bệnh nhân, dựa vào tiểu sử bệnh lý. Nếu bệnh nhân khai họ không bị tai nạn xe cộ, không bị té ngã do thể thao…thì phần chấn thương sẽ bị loại, nếu bệnh nhân khai chỉ có đau ở cổ, và cơn đau không lan tỏa xuống cánh tay, không tê buốt ở bàn tay và ngón tay, thì vấn đề dĩa đệm bị thoái hóa, thoát vị dĩa đệm, hẹp ống cột sống cổ (stenosis) và dây thần kinh bị chèn ép sẽ bị loại. Tiếp theo nữa hỏi bệnh nhân đau ban đêm nhiều hơn hay ban ngày, ngủ kê gối cao qúa hay thấp qúa, công việc của bệnh nhân ở sở làm có ảnh hưởng đến cổ hay không, bệnh nhân quay và gập cổ xem đô cứng của cổ ở mức độ nào, xem độ cong có bình thường hay không, và bước cuối cùng sờ nắn (palpation) để xem có điểm đau hay cơ bắp có bị co thắt hay không (spasm). Có một số trường hợp cần phải kết hợp thêm chụp X-ray và MRI để giúp cho chẩn đoán được chính xác.

Điều Trị:
Sau khi khám và chẩn đoán, nếu bác sĩ thấy trường hợp của bạn là nghiêm trọng, cần chụp quang tuyến X hoặc MRI là điều quang trọng. Nếu kết qủa cho thấy bị ảnh hưởng do thoái hóa dĩa đệm, thoát vị dĩa đệm, phong thấp thoái hóa, dây thần kinh bị chèn ép, cơ bắp bị cứng thì phương pháp chữa trị sẽ được tiến hành từng bước từ nhẹ cho đến tăng dần tùy theo mức độ nghiêm trọng. Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, cơn đau rất trầm trọng và hành hạ bạn ngày đêm, cánh tay bị yếu, bước đầu bạn dùng thuốc giảm đau và chống viêm. Nếu không có kết qủa, bước tiếp theo là chích Cortisone vào cổ, nếu vẫn không có kết qủa thì phương pháp cuối cùng là giải phẩu.

Nếu bạn bị đau và cứng cổ, cơn đau không trầm trọng và trở thành mạn tính thì sự chữa trị có thể kéo dài và có thể chỉ tạm thời ngưng cơn đau cho bạn. Đau cổ do chèn ép dĩa đệm không chữa khỏi được và cần có sự tập luyện physical therapy và châm cứu để tăng cường khả năng phục hồi chức năng cho bạn.

Nếu đau và cứng cổ chỉ liên quan đến cơ bắp thì khả năng phục hồi cao hơn bằng phương pháp châm cứu và xoa bóp để tăng cường máu huyết lưu thông khu vực cổ.

xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-dieu-tri-cham-cuu
Điều trị đau cổ bằng châm cứu điện châm.
Để điều trị đau và cứng cổ do cơ bắp cổ bị căng cơ, bác sĩ châm cứu phải tìm ra điểm đau trên cổ của bạn (trigger/tender points), đông y còn gọi là huyệt á thị. Sau đó mới tiến hành châm và dùng những phương pháp thích hợp để đem đến kết qủa cao hơn.

Phòng Ngừa
  • Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài
  • Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không nên đội nặng trên đầu.
  • Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.[7]
  • Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.[5]
  • Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch máu, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-phong-ngua-01xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-phong-ngua-02
Ngồi không đúng tư thế trong lúc làm việc có thể dẫn đến đau và cứng cổ.

Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.

Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản

xuan-duong-clinic-llc-dau-dau-va-cung-co-phong-ngua-03
Tập thể dục bằng cách vận động cổ với những động tác nhẹ nhàng nhưng hửu hiệu.

  • Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 12 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 12 lần.
  • Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 4-6 lần.
  • Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 12 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 8 lần.
  • Xoa bóp, massage khu vực cổ.

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và uống thuốc bổ sung nhằm tái tạo các chất sụn và nhờn cho khớp. Châm cứu cũng là một trong những phương pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn