Vài Nét Sơ Lược Chữa Bệnh Bằng Khoa Châm Cứu

Châm Cứu Có Từ Bao giờ?
Châm cứu là một trong những phương pháp được sử dụng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh đã có cách đây từ hai đến bốn ngàn năm.

Châm Cứu Có Nguồn Gốc Từ Nước Nào?
Đại đa số các sử liệu được ghi chép cho rằng ngành châm cứu bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng cũng có một số sử liệu ghi ngành châm cứu bắt nguồn từ Ấn Độ và Nhật Bản rồi sau đó mới lang sang Trung Quốc bằng con đường giao thương của những người thời đó. Tại Việt Nam thời vua Hùng 287-207 trước công nguyên trong Lĩnh Nam Trích Quái. Đời Thục An Dương Vương 257-207 trước công nguyên có Thôi Vĩ đã sử dụng lá ngải cứu dùng phép cứu để trị bệnh. Đời nhà Trần dưới triều vua Trần Dụ Tông có Trâu Canh đã dùng châm cứu cứu sống thái tử Hạo. Thế kỹ 14 có danh y Tuệ Tỉnh với tập Nam Dược Thần Hiệu. Vào thế kỹ 18 có danh y Lê Hửu Trác với biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông đã để lại tập Y Tông Tâm Lĩnh.

Ngành châm cứu bắt nguồn từ nước nào không quan trọng, nhưng phải nói rằng ngành châm cứu tại Trung Quốc đã phát triển và cổ súy qua nhiều sử liệu triều đại với những danh y danh bất hư truyền như Biển Thước (401-310 trước công nguyên -TCN), ông dùng phương pháp “vọng, văn, vấn, thiết – xem, nghe, hỏi, bắt mạch” để chẩn đoán bệnh, mà ngày nay, đông – tây y vẫn áp dụng phương pháp này để khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Hoa Đà (140-208 TCN) thời Tam quốc, ông nỗi tiếng thông y thuật toàn diện, giỏi về ngoại khoa và đặc biệt là khoa phẩu thuật. Trương Trọng Cảnh 150-219 nỗi tiếng với tập Thương Hàn Luận.

Châm Cứu Là Gì?
Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh lâu đời của đông y. Người ta dùng kim nhỏ bằng sợi chỉ, chế bằng thép dẻo không gãy và vô trùng châm vào những bộ phận nhạy cảm đặc biệt trong cơ thể hay còn gọi là huyệt đạo của con người. Sau khi châm vào huyệt đạo, căn cứ vào tình trạng và thể chất của bệnh nhân, người ta dùng thủ pháp gọi là “vê kim - stimulate” tả (sedate), bình (balance), bổ (tonify) sao cho phù hợp với căn bệnh nhằm đạt kết qủa trừ khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng, thông kinh hoạt lạc, quân bình âm dương trong cơ thể. Phương pháp này gọi là Châm.

Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu
Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu

Còn cứu dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc, tán hàn. Phương pháp này thường dùng cho những trường hợp đau nhức phong hàn thấp, đau bụng lạnh…và các chứng hư hàn nhằm đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật. Phương pháp này gọi là Cứu.

Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu
Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu

Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu một lúc. Cả hai phương pháp trên người ta gọi chung một danh từ ghép là Châm Cứu.

Tóm lại: Châm có nghĩa là dùng kim đâm xuyên qua và kích thích vào huyệt đạo. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt đạo hay những vùng đau trên cơ thể. Cả hai phương pháp trên đều được gọi là tác dụng vật lý học và hóa học. Trong quá trình chữa trị bệnh bác sĩ thường dùng kết hợp cả hai phương pháp này nhằm làm tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra trong Đông y cũng có vài phương pháp kết hợp trong châm cứu để điều trị với mục đích làm tăng thêm tính hiệu qủa trong việc điều trị bệnh, chẳng hạn như dung thuốc thảo dược, giác – cupping, lể, bấm huyệt…

Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu
Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu


Châm Cứu Chữa Được Các Chứng Bệnh Gì?
Theo Hội Tổ Chức Y Tế Thế Giới – World Health Organization (WHO) và Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Sức Khỏe của Hoa Kỳ - National Institutes of Health (NIH) họ đã báo cáo về châm cứu vào năm 2003. Bản tường trình gọi là: “Đánh gía và phân tích các báo cáo về thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát.” Họ công nhận rằng châm cứu có công hiệu và chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Các chứng bệnh như: Đau nhức mãn tính, buồn nôn hay ói mữa trong lúc điều trị chemotherapy hay thời kỳ có thai nghén, các bệnh về tâm thần như căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo lắng hồi hộp, mất ngủ. Các chứng bệnh về thần kinh như  nhức nữa đầu – migraine headache, thoái hóa dĩa đệm, liệt mặt – Bell’s palsy, đau dây thần kinh tam thoa – Trigeminal neuralgia, bại liệt sau tai biến, chóng mặt, tê tay và chân. Các chứng bệnh về gân và cơ bắp như đau và cứng cổ, đau và cứng vai – Frozen shoulder, đau khủy tay, đau lưng, thần kinh tọa, đau đầu gối, bông gân, phong thấp thoái hóa, teo và yếu cơ. Các chứng bệnh về tiêu hóa như đầy hơi chướng bụng, ợ hơi, đau vùng thượng vị, táo bón, đi cầu chảy, ăn uống khó tiêu. Các chứng bệnh về hô hấp như dị ứng, suyễn, ho do cảm mạo, viêm mũi dị ứng, viêm xoan. Các chứng bệnh của phụ nữ như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, huyết trắng, hội chứng rối loạn hormone sau thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra châm cứu cũng có công hiệu trong việc điều trị để cai nghiện và chữa giảm đau các vết thương sau khi giải phẩu.

Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu
Xuân đường acupuncture clinic llc châm cứu


Tại Sao Châm Cứu Có Tác Dụng Giảm Đau Và Công Hiệu Trong Việc Chữa Trị Bệnh?
Nghe như khoa học viễn tưởng. Làm thế nào mà một cây kim châm vào tay làm giảm cơn đau răng? Sự thật có đúng như vậy không? Vâng! Đúng như thế! Chúng ta có thể tìm hiểu theo sự giải thích của Đông y và Tây y để chứng minh điều đó là đúng.

Theo triết lý của nền Đông y cổ xưa rằng trong cơ thể con người có một năng lượng gọi là “khí”. Khí lưu chuyển chạy dọc các kinh tuyến khắp cơ thể theo chiều thuận để cân bằng âm dương. Nếu dòng chảy của khí bị đảo ngược hoặc bị chặn hay bị gián đoạn, mất cân bằng của khí. Điều đó có thể dẫn đến đau, rối loạn chức năng hay bệnh tật. Liệu pháp châm cứu làm khai thông khí huyết, kích thích chức năng đã bị rối loạn và khôi phục lại sự cân bằng của khí, tạo nên phản ứng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể. Theo đạo Gíáo của Trung Quốc nếu một cây kim châm vào tay mà chữa khỏi cơn đau răng thì như vậy là đủ để chứng minh rằng châm cứu có tác dụng làm giảm đau và họ ghét giải thích về mặt lý thuyết mà thay vì họ nghiên về hiện tượng hòa hợp theo lẻ tự nhiên.

Theo sự giải thích của Tây y: Với sự giải thích của Đông y ở trên không có tính thuyết phục trong giới Tây y. Theo Tây y với lối giải thích như vậy thì châm cứu là một “giả dược – placebo” mà thôi! Gỉa dược là gì? Người ta chia hai nhóm bệnh nhân, một nhóm uống thuốc giảm đau thật và một nhóm uống thuốc giảm đau gỉa (thuốc gỉa đó chẳng qua là một viên kẹo đường) nhưng hai nhóm bệnh nhân hoàn toàn không biết bởi vì thuốc thật và thuốc gỉa đều giống nhau. Điều không ngờ 35% bệnh nhân được uống thuốc giảm đau gỉa mà cứ cho rằng là thuốc giảm đau thật báo cáo rằng họ thấy có giảm đau thật sự. Bởi vì theo Đông y họ đã mãn nguyện với chứng cứ huyền thoại cho sự thành công của châm cứu giảm đau. Hiện tượng này không đem đến dưới sự để ý xem xét của các nhà khoa học cho đến ba thập niên qua các nhà khoa học Châu Âu và Hoa Kỳ đã bắt đầu nghiên cứu về nó. Với nhiều cố gắng trong qúa trình nghiên cứu đã đem lại một kết qủa đầy ấn tượng. Châm cứu có công hiệu giảm đau thực sự và kết qủa làm giảm đau này là thuộc về sinh lý học chứ không phải là tâm lý hay gỉa dược. Châm cứu làm giảm đau đã được chứng minh là hiệu qủa trong vấn đề chữa trị cho đau nhức mãn tính. Để so sánh giữa châm cứu với loại thuốc giảm đau morphine chữa đau nhức mãn tính của một cuộc thí nghiệm cho thấy rằng số bệnh nhân được châm cứu là 85% báo cáo cơn đau giảm nhiều hơn so với 70% điều trị bằng morphine.

Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng hình chụp não bộ của con người bằng MRI trước khi chưa châm cứu và sau khi được châm cứu. Để so sánh hai loại hình trước và sau châm cứu các nhà khoa học phát hiện hình chụp trước khi chưa châm cứu mờ đi nhiều hơn. Hình chụp sau khi châm cứu có nhiều ánh sáng hào quang trong não. Hiện tượng này các nhà khoa học cho rằng do não được kích thích bởi châm cứu nên nó có nhiều năng lượng hơn và nó cũng phóng thích ra chất hóa học endorphin và cortisol. Hai chất hóa học này có tác dụng làm giảm đau và chống viêm. Cũng từ một nghiên cứu khác, xét nghiệm máu của một người bệnh nhân. Máu xét nghiệm khi chưa châm cứu lượng endorphin và cortisol trong máu bình thường, nhưng sau khi được châm cứu máu xét nghiệm của bệnh nhân này có hàm lượng endorphin và cortisol tăng cao hơn gấp mười ngàn lần. Qua những cuộc nghiên cứu và thử nghiệm nói trên, các nhà khoa học Tây y đã công bố kết luận với sự giải thích rằng khi châm kim vào huyệt đạo (sợi thần kinh), sợi thần kinh ở đó gởi xung điện (impulses) về hệ thần kinh trung ương. Tại đây xung điện kích hoạt (activate) ba trung tâm ở não bộ đó là trung tâm của tủy sống (spinal cord center), trung tâm của não giữa (midbrain center), và trung tâm của hóc môn (hormonal center) gây tác dụng giảm đau. Cả ba trung tâm này “khóa-block” cơn đau được dẫn truyền thông qua các chất hóa học endorphin, cortisol và các chất hóa học dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonin và norepinephrine, như vậy cơn đau trên cơ thể bệnh nhân được giảm đi hay biến mất. Chính vì điều này họ đã chứng minh và đi đến kết luận rằng liệu pháp châm cứu có tác dụng làm giảm đau và cung cấp liệu pháp hiệu của cho các điều kiện y tế nhất định mà lại ít gây ra phản ứng phụ.

Cơ Duyên Châm Cứu Đến Với Nước Mỹ Như Thế Nào?
Nhìều người trong chúng ta cũng đã biết về chuyến đi bí mật của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger từ Pakistan đến Bắc Kinh vào năm 1971 để thiết lập cho chuyến thăm của cố tổng thống Hoa Kỳ Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972. Một nhà báo của tờ The New York Times lúc bấy giờ là James Reston cũng đến Trung Quốc vào thời điểm đó nhưng tới sau một vài ngày sau ông Kissinger. Ông Kissinger đến Bắc Kinh ngày 9/7/1971 và âm thầm gặp thủ tướng Châu Ân Lai và sau đó ông rời khỏi Trung Quốc ngày 11/7/1971. Sau khi tin tức tung ra vào ngày 15/7, nhà báo James Reston đã biết Kissinger đẵ rời khỏi Bắc Kinh trước một ngày khi ông tới. Do vậy James Reston không có dịp viết báo cáo về cuộc gặp gở giữa Kissinger và Châu Ân Lai cho tạp chí The New York Times của mình. Sau khi nghe tin tức Reston bỗng thấy đau nhói phần dưới rốn bên phải của mình. Qua ngày sau cơn đau vẫn không giảm, Reston đến bệnh viện để kiểm tra, bệnh viện tên Anti-imperialist Hospital - Bệnh viện chống đế quốc. Ở đó ông được chẫn đoán là viêm ruột thừa và yêu cầu phẩu thuật. Reston được phẩu thuật bởi bác sĩ Weiran Wu với thuốc gây tê.  Ca phẩu thuật khá thành công nhưng qua đêm thứ nhì Reston thấy đau đớn ngay vết mổ. Bác sĩ Zhangyuan Li đã dùng phương pháp châm cứu để điều trị đau nhức cho Reston. Qua hai lần châm cứu, Reston không còn đau đớn và cảm thấy dễ chịu sau khi được châm cứu.

Sau khi trở về Hoa Kỳ, không có bài để báo cáo cho tạp chí của mình, Reston liền viết những gì đã xảy ra ở bệnh viện khi ông được chữa viêm ruột thừa, và điều lý thú gây ấn tượng cho ông chính là việc bác sĩ ở bệnh viện Trung Quốc lúc bấy giờ dùng châm cứu làm giảm cơn đau và ông thấy rất hiệu qủa. Bài báo của Reston xuất hiện ở trang đầu tờ báo đã thu hút giới truyền thong và nhiều triệu người dân Mỹ. Không nghi ngờ chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ Nixon đến Bắc Kinh vào tháng 2 năm 1972 đã khuếch đại thêm lợi ích của châm cứu đối với người dân Hoa Kỳ cũng như truyền bá rộng rãi ngành châm cứu của Trung Quốc trên toàn thế giới. Theo American TCM in NY of Yongming Li-Tạm dịch“Thật thú vị, châm cứu truyền thuyết của Reston chỉ được biết đến tại Hoa Kỳ, và hình như không ai biết những câu chuyện ở Trung Quốc, bởi vì chính sách ngoại giao Mỹ-Trung Quốc đã không được thành lập cho đến năm 1979 khi chính quyền Carter. Trong thực tế, có một vài phiên bản khác nhau của câu chuyện Reston ở phương Tây, một số là những sự kiện hỗn hợp với tin đồn và những người khác là hư cấu hoàn toàn. Các phiên bản chế tạo phổ biến nhất nói: "một phóng viên trẻ của The New York Times đã đến Trung Quốc với Nixon và đã có một hoạt động gây tê châm cứu."

Sau nhiều năm điều tra, tôi đã theo dõi xuống tất cả các cán bộ chủ chốt tham gia vào hoạt động của Reston, đưa tôi hơn năm năm để cuối cùng xác định vị trí Dr. Zhanyuan Li, người nghỉ hưu từ Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh vào năm 1995. Phần lớn thời gian nó đã thực hiện cuộc điều tra do sử dụng những cách cũ của phương Tây để đánh vần tên của Trung Quốc, như Changyuan Li Reston.

Ngày 20 tháng 1 năm 2006, một cuộc họp đặc biệt tưởng niệm cho 35 năm kỷ niệm của câu chuyện châm cứu này đã được tổ chức tại Bắc Kinh, bởi World Federation của Y học Trung Quốc Hội (WFCMS), World Federation Châm cứu xã hội (WFAS) và Hiệp hội Y học Trung Quốc truyền thống và tổ chức Cựu sinh viên, Hoa Kỳ (TCMAA). Tất cả các thành viên chủ chốt của đội ngũ y tế Reston đã tham dự cuộc họp, bao gồm các bác sĩ phẫu thuật chính cho hoạt động Dr. Weiran Wu Reston là người chủ tịch danh dự của Bệnh viện Bắc Kinh, người phiên dịch trong suốt chuyến đi của ông, ông Guihua Jin, người sau này trở thành đại sứ Trung Quốc đến Thái Lan, Tiến sĩ Zhanyuan Li, châm cứu để điều trị sau phẫu Reston, và nhiều người khác.

Những người chủ chốt trong câu chuyện Reston, tiến sĩ Zhanyuan Li, đã nhớ đã thực hiện điều trị châm cứu trên một phóng viên người Mỹ cho cảm giác khó chịu sau phẫu trong mùa hè năm 1971, khi ông được gọi vào ban đêm. Tiến sĩ Li cũng cho biết: “Chưa từng có ai hỏi tôi về trường hợp này cho đến gần đây tôi nhận được một cú điện thoại từ Tiến sĩ Li Yongming ở Mỹ.” Dr. Zhanyuan Li đã ở tuổi 70 của mình và vẫn giữ được tình yêu của mình để châm cứu, đào tạo sinh viên trẻ trong một trung tâm giáo dục kỹ năng nghề ở Bắc Kinh. Thật thú vị, thậm chí trong khi nói với các sinh viên của mình những câu chuyện   châm cứu đã lan sang Hoa Kỳ, ông chỉ đề cập đến chuyến thăm của Nixon vào năm 1972. "Tôi không bao giờ nghĩ kinh nghiệm của Reston với kim bạc để gợi lên như một phản ứng mạnh mẽ ở Mỹ," ông nói. Rõ ràng, không có ai, kể cả chính mình, biết rằng những gì ông đã làm cách đây 35 năm đã giúp sự lan truyền châm cứu đến với phương Tây.

Mặc dù sốt châm cứu hạ nhiệt sau sự bùng nổ ban đầu của sự nhiệt tình, điều trị châm cứu vẫn giữ ảnh hưởng của mình tại Hoa Kỳ. Trong những năm 1990, đã có một sự hồi sinh quan tâm, như nhiều người Mỹ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến thuốc thay thế và miễn phí.

Châm cứu gây mê, là một quá trình khó khăn mà có thể được sử dụng chỉ trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp và trong điều kiện hạn chế, khi có kết luận của các chuyên gia y tế Mỹ sau này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cơ bản về gây mê châm cứu được thực hiện ở Trung Quốc trong 60-70s đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ sự lan truyền của châm cứu ở Hoa Kỳ, và đã thu hút được sự chú ý của mọi người vì tác dụng giảm đau của nó. Sau nhiều năm nỗ lực và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu và các học viên, châm cứu bây giờ cuối cùng tìm thấy vai trò của nó trong hệ thống y tế của phương Tây.

Tháng ba năm 1996, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm tại Hoa Kỳ (FDA) đã thay đổi luật châm cứu từ “thử nghiệm” đã có năm 1976 sang cho một thủ tục y tế hợp pháp.

Trong năm 1997, Viện Y tế Quốc Gia của Hoa kỳ (NIH) đã kết luận rằng châm cứu cung cấp liệu pháp hiệu quả cho các điều kiện y tế nhất định. Người đầu tiên trong danh sách, buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, là điều kiện chính xác Reston đã được điều trị bằng châm cứu Trung Quốc của ông hơn một phần tư thế kỷ trước ở Bắc Kinh. Nó cũng công nhận rằng châm cứu là khá an toàn, với ít tác dụng phụ hơn so với nhiều phương pháp điều trị cũng như thành lập.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy châm cứu chấp nhận bởi cộng đồng y học phương Tây là việc phân bổ tăng kinh phí nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia về miễn phí và Thay thế (NCCAM) tại NIH. Khoản kinh phí này hiện nay chiếm khoảng một nửa trong số các quỹ nghiên cứu cho y học Trung Quốc, mà lần lượt chiếm khoảng một phần tư tổng số vốn dành (114 triệu USD trong năm 2005) cho thuốc miễn phí và thay thế.

Một cuộc khảo sát ngẫu nhiên quốc gia chỉ ra, trong số hàng ngàn bệnh nhân châm cứu, 86% cho rằng điều trị châm cứu là hữu ích cho các vấn đề của họ và khoảng một nửa trong số họ nói rằng họ đã có một sự trợ giúp tuyệt vời từ châm cứu điều trị.

Truyền thuyết châm cứu vẫn tiếp tục khi Dr. Anlong Xu, chủ tịch của Đại học Bắc Kinh của Y học Trung Quốc, đã gặp gỡ với Kissinger trong văn phòng của mình ở Manhattan vào tháng 7, 2014. Kissinger nhớ lại câu chuyện của Reston Trong khi đó Tiến sĩ Xu giới thiệu sự phát triển của y học Trung Hoa trên khắp thế giới. Kissinger đã rất ấn tượng về sự phát triển của y học Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Sau khi nhận được thuốc sách của Trung Quốc từ Tiến sĩ Xu, Kissinger đã lên kế hoạch 'đào sâu vào họ để học hỏi thêm cho bản thân mình về thực hành này hấp dẫn'. Ông hy vọng Dr. Xu và nhóm của ông 'tiếp tục đạt được thành công trong việc truyền bá y học Trung Quốc trên nhiều châu lục.

Tác động của châm cứu Trung Quốc với phương Tây đã đạt vượt xa ảnh hưởng của nó trên cơ thể con người. Các kim không chỉ liên kết một bác sĩ với bệnh nhân, nhưng cũng đã trở thành một mối liên hệ giữa phương Đông và phương Tây.

Bốn mươi mốt năm sau, Tiến sĩ Andrew Vichers người có trụ sở tại New York, xuất bản một bài viết đáng chú ý về nghiên cứu của ông về châm cứu. Ông phân tích dữ liệu nghiên cứu từ 29 thử nghiệm lâm sàng lớn trong đó có gần 18.000 bệnh nhân và thấy rằng châm cứu là rõ ràng vượt trội so với giả dược kiểm soát giả châm cứu cũng như sự chăm sóc thông thường trong điều trị đau mãn tính bao gồm bốn loại đau mãn tính: đau lưng và đau cổ, đau khớp, đau vai và đau đầu.”

Có Nhiều Phương Cách Châm Cứu Khác Nhau Trên Thế Giới?
Theo trường đại học y khoa tại tiểu bang Maryland “Có nhiều phương cách tiếp cận khác nhau để châm cứu. Trong số các phổ biến nhất hiện nay là:

  • Tại Hoa Kỳ: Nó căn cứ chẩn đoán trên tám nguyên tắc đối lập bổ sung (âm - dương, biểu - lý, hàn - nhiệt, hư - thực).
  • Tại Pháp: Tràn đầy năng lượng châm cứu - Chủ yếu được sử dụng bởi MD châm cứu, nó nhấn mạnh mô hình kinh tuyến, đặc biệt là các cặp âm / dương của kinh tuyến chính.
  • Tại Hàn Quốc - Dựa trên nguyên tắc bàn tay và bàn chân có nồng độ của khí, và rằng việc áp dụng kim châm cứu vào các khu vực có hiệu quả cho toàn bộ cơ thể.
  • Tại Nhật Bản: Châm cứu - Đôi khi được gọi là "liệu pháp kinh tuyến," nó nhấn mạnh needling kỹ thuật và cảm giác kinh mạch trong chẩn đoán.
  • Nhĩ châm:  Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn nghiện. Nó được dựa trên ý tưởng rằng tai là một sự phản ánh của cơ thể và áp dụng kim châm cứu với số điểm trên tai ảnh hưởng đến các cơ quan tương ứng.
  • Châm huyệt Á Thị (Trigger Points): Châm cứu thường được thực hành bởi các nhà trị liệu vật lý, nó có liên quan đến các điểm đau trên các đường kinh lạc hay ở ngoài đường kinh. Những điểm đau đó được xác định làm cản trở lưu thông của khí huyết.”

Hiện nay phương pháp trị liệu bằng châm cứu đã và đang áp dụng hầu hết trên toàn thế giới, riêng tại Châu Âu đặc biệt là Đức Quốc – Germany hầu hết 90% các bệnh viện tại Đức dung phương pháp châm cứu để giúp cho bệnh nhân làm giảm cơn đau thay vì dùng thuốc.

Những Điều Cần Biết Trước Khi Bạn Châm Cứu:

  • Châm Cứu Có Đau Không?
    Châm cứu không đau đớn như ta nghĩ, bạn có cảm giác giống như “kiến cắn” ở da, sau đó cảm giác tê tức và lan tỏa theo đường kinh. Tùy theo cảm nhận của mỗi người mà bác sĩ châm cứu sẽ kích mạnh hay nhẹ để phù hợp với cảm giác chịu đựng của mỗi người.

  • Châm Cứu Có Tác Dụng Gì?
    Châm cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm sưng điều hòa sự rối loạn mất cân bằng trong cơ thể. Châm cứu không chỉ những chữa bệnh mà còn phòng ngừa bệnh như nhức nữa đầu, đau cổ, đau lưng, thần kinh tọa.

  • Châm Cứu Tốt Cho Những Chứng Bệnh Gì?
    Theo hội tổ chức Y Tế Thế Giới và Viện Y Tế Quốc Gia của Hoa Kỳ. Các chứng bệnh như sau:

    Đau nhức mãn tính, buồn nôn hay ói mữa trong lúc điều trị chemotherapy hay thời kỳ có thai nghén, các bệnh về tâm thần như căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo lắng hồi hộp, mất ngủ. Các chứng bệnh về thần kinh như  nhức nữa đầu – migraine headache, thoái hóa dĩa đệm, liệt mặt – Bell’s palsy, đau dây thần kinh tam thoa – Trigeminal neuralgia, bại liệt sau tai biến, chóng mặt, tê tay và chân. Các chứng bệnh về gân và cơ bắp như đau và cứng cổ, đau và cứng vai – Frozen shoulder, đau khủy tay, đau lưng, thần kinh tọa, đau đầu gối, bông gân, phong thấp thoái hóa, teo và yếu cơ. Các chứng bệnh về tiêu hóa như đầy hơi chướng bụng, ợ hơi, đau vùng thượng vị, táo bón, đi cầu chảy, ăn uống khó tiêu. Các chứng bệnh về hô hấp như dị ứng, suyễn, ho do cảm mạo, viêm mũi dị ứng, viêm xoan. Các chứng bệnh của phụ nữ như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, huyết trắng, hội chứng rối loạn hormone sau thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra châm cứu cũng có công hiệu trong việc điều trị để cai nghiện và chữa giảm đau các vết thương sau khi giải phẩu.

    The American Academy of Acupuncture Medical cũng liệt kê một loạt các trường hợp mà châm cứu là phù hợp. Ngoài những chứng bệnh được liệt kê ở trên, họ khuyên châm cứu cho chấn thương do thể thao, bong gân, tai nạn xe cộ, đau cổ, đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh do quá trình đè nén, tê tay, đau do chấn thương cột sống, dị ứng, ù tai, đau họng (gọi là viêm họng), huyết áp cao, trào ngược dạ dày thực quản (cảm thấy như ợ nóng hay khó tiêu), loét, mãn tính và nhiễm trùng bàng quang và thận tái phát, hội chứng tiền kinh nguyệt (perimenopause syndrome), vô sinh, viêm màng dạ con, chán ăn, mất trí nhớ, mất ngủ, bệnh đa xơ cứng, cai nghiện ma túy, trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm lý khác.

  • Ai Là Người Nên Tránh Điều Trị Bằng Châm Cứu?
    Theo trường đại học y khoa tại Maryland một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng có 34,407 bệnh nhân thì chỉ có 43 trường hợp là không thích châm cứu tuy rằng là không có phản ứng phụ lớn nào cả. Có một số bác sĩ không châm cứu cho bệnh nhân trong lúc đang mang thai, nhưng có những bác sĩ thì vẫn điều trị. Những bệnh nhân có huyết áp qúa cao hoặc huyết áp qúa thấp gây bấn loạn về tâm thần, tinh thần không ổn định, bệnh nhân ăn qúa no hoặc qúa đói thì không nên châm cứu, trong lúc có kinh nguyệt vẫn châm cứu bình thường.

  • Bạn Cần Bao nhiêu Lần Châm Cứu?
    Trường hợp này khó nói lắm bạn ạ! Mỗi người mỗi bệnh mà!
    Nếu bạn đau cấp tính thì có thể chữa từ 3 đến 5 lần. Còn nếu là cơn đau mãn tính thì có thể nhiều hơn. Nếu bệnh có liên quan đến thần kinh, gân chữa lâu hơn, nếu là cơ bắp thì mau hơn. Hơn nữa vấn đề này còn lệ thuộc vào sức khỏe của bạn nữa, người trẻ tuổi sinh lực tốt thì điều trị mau chóng bình phục hơn người cao tuổi.

  • Trước Khi Đi Châm Cứu Bạn Cần Làm Gì?
    Bạn nên tránh ăn qúa no hoặc đừng để qúa đói, nên mặc quần áo rộng dễ xắn, đặc biệt là thời gian thư thả không gấp rút. Nếu bạn vào phòng châm mà hối thúc bác sĩ châm lẹ để về kịp giờ đi đón người thân hay đi làm thì sự điều trị sẽ không đem lại kết qủa như ý muốn của cả hai bên giữa bác sĩ cũng như bệnh nhân. Khi điều trị châm cứu, bạn phải có một tâm trạng thỏa mái và thư giãn, điều đó sẽ giúp cho cơ thể của bạn dễ dàng hấp thụ tiếp thu điều chỉnh sự lưu thông của khí huyết mà không bị ức chế. Nếu như bạn châm cứu cho thư giãn, mất ngũ thì bạn nên đi châm cứu vào buổi chiều tối, còn các trường hợp đau nhức khác thì thời gian nào cũng không ảnh hưởng.

  • Về Bảo Hiểm Y Tế Thì Sao?
    Nếu bạn có bảo hiểm y tế, bạn nên kiểm tra bảo hiểm của bạn trước xem có đài thọ châm cứu hay không. Nhưng các hãng bảo hiểm có thể có những hạn chế về loại hình căn bệnh mà họ đài thọ.  Xong bạn cũng nên liên lạc với văn phòng bác sĩ để xem bác sĩ đó có nằm trong nhóm mà bảo hiểm của bạn cho phép.