Bệnh vảy nến – Psoriasis

14 Tháng Chín 201512:58 SA(Xem: 9893)
Bệnh vảy nến – Psoriasis
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da phổ biến trên thế giới. Bệnh vảy nến có mọi lứa tuổi, nam giới cũng giống như nữ giới. Theo hội Ngày vảy nến thế giới tỉ lệ người mắc bệnh này chiếm khoảng 2-3% so với dân số thế giới. Riêng ở Hoa Kỳ số người mắc bệnh vảy nến ước tính khoảng 8 million.

Tiếng Việt người ta gọi là vảy nến bởi vì trên mặt của lớp da bị ảnh hưởng có một lớp vảy gồ lên, tùy theo kích thước lớn hay nhỏ, lớp vảy có màu trắng đục, dể tróc và gảy vụn như sáp nến.

xuan-duong-clinic-llc-benh-vay-nen-01


Tại Sao Có Lớp Vảy Khô Xuất Hiện Trên Da Của Người Bệnh?
Bình thường tế bào da sanh ra và lớn lên chầm chậm từ lớp sâu của biểu bì đến lớp ngoài cùng của biểu bì.  Lớp da trải qua một thời gian khoảng bốn tuần từ khi tế bào da sanh ra, lớn lên, chết và lột đi. Sau khi tế bào biểu bì cũ chết và tróc đi, tế bào da mới xuất hiện và thay thế nó theo nhịp thời gian là bốn tuần. Nhưng tế bào biểu bì mới mọc ra qúa nhanh chỉ trong vòng bốn ngày hơn dự kiến. Sự mọc ra qúa nhanh khiến lớp da bị dày lên và khô tạo thành một lớp vảy cộm trên mặt da.

Bệnh Vảy Nến Xuất Hiện Ở Đâu Trên Cơ Thể? Người Bệnh Ai Cũng Đều Có Lớp Vảy Khô Giống Nhau?
Bệnh vảy nến mọc bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng những nơi thường thấy là trên đầu, móng tay, móng chân, cánh tay khu vực tỳ đè, lưng, bụng, đầu gối, cẳng chân. Lớp vảy khô tùy theo từng thể loại, và nó cũng tùy theo mức độ nặng nhẹ, có loại vảy to và nỗi cộm lên, có loại thì vảy nhỏ và mịn.


xuan-duong-clinic-llc-benh-vay-nen-02

Các loại khác nhau của bệnh vẩy nến được phân loại theo hình thái hoặc theo vị trí tổn thương. Các hình thái phổ biến nhất bao gồm.
- Vảy nến thể loại mảng lớn: thường phổ biến nhất, xuất hiện ở khuỷ tay, đầu gối, lưng là những vùng tỳ đè.

xuan-duong-clinic-llc-benh-vay-nen-03
 
- Vảy nến thể loại đồng tiền: mọc rải rác khắp trên cơ thể nhưng vùng nửa phần trên cơ thể thì nhiều hơn. Đây là loại phổ biến thứ nhì.

xuan-duong-clinic-llc-benh-vay-nen-04
- Vảy nến thể loại ngược: thường thấy ở nách, phía sau đầu gối.
- Vảy nến thể loại có mũ: có mũ và nước ẩm ước thường mọc ở tay và chân
- Vảy nến thể loại da đỏ: mọc khắp cơ thể, rất ngứa và rất đau.

xuan-duong-clinic-llc-benh-vay-nen-05

- Loại vảy nến phong thấp: Da màu đỏ, vảy màu bạc trắng, các khớp đau nhức, cứng và sưng.

xuan-duong-clinic-llc-benh-vay-nen-06
 
Trong Các Loại Này Thì Loại Nào Thì Nguy Hiểm Hơn?
Thể loại mũ và thể loại da đỏ. Người ta xếp hai thể loại này vào dạng đặc biệt.

Những Người Bị Bệnh Vảy Nến Làm Sao Để Đánh Gía Mức Độ Bệnh Nặng Hay Là Nhẹ?
Người ta thường dựa vào có bao nhiêu phần trăm thể tích da bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến. Nếu như dưới 3% thể tích thì nhẹ, 10% thể tích là trung bình, trên 10% là nặng.

Bệnh Này Nó Có Nguy Hiểm Không? Nó Có Lây Lan Không?
Bệnh này không nguy hiểm bởi vì nó là bệnh lành tính nhưng mà nó cứ tái đi tái lại và nó làm tác động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần thể chất của người bệnh. Bệnh vảy nến không lây lan.

Nguyên Nhân Nào Sinh Ra Bệnh Vảy Nến Này?
Nguyên nhân sinh ra bệnh vảy nến vẫn chưa được sáng tỏ nhưng các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh này tin rằng nó có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch và di truyền. Ngoài ra cũng có một số yếu tố cũng như những tác nhân tham gia vào qúa trình kích hoạt làm cho bệnh dễ bộc phát và nặng thêm. Những tác nhân đó chẳng hạn như dị ứng từ thực phẩm như đồ biển, thịt bò, trứng, thời tiết thay đổi, tổn thương da, căng thẳng thần kinh, một số bệnh nhiễm trùng như streptococcus infection (viêm họng liên cầu khuẩn).

Tại sao căng thẳng thần kinh lại bị ảnh hưởng đến bệnh vảy nến?
Theo nghiên cứu về bệnh vảy nến, các nhà khoa học cho biết những người bị bệnh vảy nến khi họ bị căng thẳng thần kinh thì cơ thể của họ tiết ra các chất hóa học không có lợi cho cơ thể của họ, đặc biệt là các chất hóa học gây viêm sưng, một khi bị viêm sưng khiến cho bệnh vảy nến càng nỗi đỏ, ngứa và đau.

Làm sao để chẩn đoán bệnh vảy nến? Có cần phải xét nghiệm máu hay không?
Dựa vào tiểu sử gia đình, khám bằng mắt thường để xem xét các dấu hiệu trên mặt da, nếu cần thiết có thể tiến hành thử nghiệm bằng sanh tiết – biopsy. Người ta lấy một mẩu thử trên da và xem qua bằng microscope, nếu là vảy nến thì thấy da bị dày và sưng hơn bình thường. Dùng X-ray để chụp khớp nếu người bệnh bị vảy nến và có đau khớp đi kèm. Thử máu để xem người bệnh có bị phong thấy hay không.

Phương pháp chữa bệnh vảy nến như thế nào?
Theo tây y bệnh vảy nến không chữa khỏi được nhưng có khả năng dùng thuốc để kiềm chế và ngăn ngừa bệnh khỏi trầm trọng thêm. Đối với bệnh nhẹ hoặc trung bình dùng thuốc thoa ngoài da, nặng thì dùng light therapy (ultraviolet) và cho thuốc uống hoặc chích.
Nếu điều trị thuốc tây không đem lại kết qủa khả thi cho người bệnh, người bệnh có thể dùng phương pháp châm cứu và uống thuốc bắc (dược thảo) dưới sự theo dõi của bác sĩ đông y.

Chữa Bệnh Vảy Nến Bằng Phương Pháp Đông Y
Theo đông y bệnh vảy nến làm tổn thương da là nguyên nhân chính bởi thực nhiệt tạo ra. Thực nhiệt có thể biểu lộ từ huyết nhiệt, huyết ứ, huyết khô, thấp nhiệt, hỏa nhiệt độc
Theo kinh nghiệm chữa trị bệnh vảy nến mà tôi từng gặp tại phòng mạch Xuân Đường Châm Cứu Và Thảo Dược. Thể loại bệnh vảy nến dạng mảng lớn và thể loại chấm đốm bằng đồng xu là thường hay gặp nhiều nhất. Phương pháp chữa trị thường dùng thuốc uống hơn là châm cứu, thuốc uống dạng viên hoặc phương thang.

Đông y chia bệnh vảy nến ra làm nhiều loại như sau:

  1. Huyết và phong nhiệt: Huyết thực nhiệt bên trong cơ thể tạo ra bởi phong tà độc từ bên ngoài xâm nhập. Thể loại này có hình dạng chấm đốm và có hình tròn bầu dục, kích thước to cở đồng tiền, da màu đỏ, vảy màu trắng bạc, ngứa. Bệnh nhân khát nước, lưỡi khô, màng lưỡi màu vàng, táo bón, nước tiểu vàng, mạch sát hường. Thể loại này bên tây y là dạng guttate. Bệnh phát ra thường sau khi bị nhiểm trùng đường hô hấp, viêm họng liên cầu (strep throat). Bệnh thường thấy vào mùa hè. Dùng thuốc thanh nhiệt, mát máu và giảm độc tố.
  2. Huyết ứ: Màu đỏ đậm, vảy dày cứng và khô, khó bóc, qúa trình tiến triển chậm và dài hạn, ít ngứa, miệng khô, lưỡi đỏ đậm hoặc tím, mạch có lực. Cách chữa trục ứ thông huyết.
  3. Huyết hư: Âm và huyết hư khiến da dễ bị khô, phong hàn và phong nhiệt là nguyên nhân làm mất quân bình của âm huyết. Màu bợt đỏ, vảy mỏng, ngứa, bệnh nhân hay chóng mặt, mất ngũ, kém trí nhớ, táo bón, lưỡi đỏ hồng bợt, màng lưỡi trắng, mạch trầm mỏng, yếu không lực. Cách chữa bổ âm, bổ huyết.
  4. Thấp nhiệt: Thể loại này là phong thấp vảy nến làm tổn hại các khớp bởi sự xâm nhập của phong và ẩm thấp, thường thấy da bị tổn thương phần dưới cơ thể nhiều hơn. Người bệnh mệt mỏi, nặng nề, biến ăn, cứng các khớp và hoạt động khó khăn. Vảy có mụn nhọt lấm chấm đỏ bợt, lưỡi đỏ và màng lưỡi nhớt, mạch hoạt sát. Cách chữa thanh nhiệt trừ khữ thấp.
  5. Hỏa nhiệt độc: Da màu đỏ, vảy dày màu vàng sẩm, rất đau và ngứa, qúa trình chuyển hóa rất nhanh. Thể loại này từ dạng có mủ và thể da đỏ, cảm giác đau và buốt nóng, thường xuất hiện khu bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân. Lưỡi đỏ, màng lưỡi trắng, hay kèm với sốt, khát nước, phân khô táo bón, nước tiểu vàng, mạch sát. Cách chữa tả hỏa tẩy độc tố và tiêu độc.
  6. Can Thận suy: Da bợt, vảy mỏng và màu trắng nâu, hay than phiền mỏi lưng đau gối, tay chân yếu và mỏi mệt, chóng mặt và ù tai. Phương pháp chữa bổ gan và bổ thận.


Nhiều bệnh nhân đã có bệnh vẩy nến trong một thời gian dài ít khi biết về căn bệnh của mình hoặc làm thế nào để kiểm soát nó. Điều bắt buộc là bạn phải thay đổi lối sống của bạn và tránh sử dụng những loại thuốc gây trầm trọng thêm cho bạn mà không có sự theo giỏi của bác sĩ.

  • Tránh sử dụng Prednisone.
  • Hãy thận trọng với kem thoa cortisone.
  • Tránh bị cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh nhiễm trùng.
  • Tránh thương tích / tổn thương da.
  • Tránh uống rượu, thực phẩm cay, thức ăn ngọt, đồ biển, thịt bò, thịt cừu.
  • Tránh căng thẳng lo âu.
  • Bỏ thuốc lá.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn