Đau gót chân - Heel pain

14 Tháng Chín 201512:23 SA(Xem: 12786)
Đau gót chân - Heel pain


Bệnh Đau Gót Chân Là Gì?
Đau gót chân là một căn bệnh phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây đau gót chân chẳng hạn như bệnh gout, phong thấp, gai xương, gân Achilles bị viêm, thần kinh bị chèn ép. Nhưng một trong những nguyên nhân chính gây đau gót chân là do dây chằng plantar fascia bị viêm sưng. Tiếng Anh gọi là Plantar Fasciitis syndrome hay còn gọi là hội chứng đau gót chân do dây chằng gây ra.

xuan-duong-clinic-llc-benh-dau-got-chan
Dây Chằng Plantar Fascia: Dây chằng có tên gọi là plantar fascia được kết nối từ xương gót chân với xương của các ngón chân giúp nâng đỡ vòm của bàn chân và khi bước đi nó giúp có sức bật của bàn chân.

Nguyên Nhân Gây Ra Đau Đớn
Khi chúng ta đi đứng, chạy nhảy qúa đà, khiến dây chằng plantar fascia bị yếu, bị rách vì căng giản ra qúa mức khiến nó bị viêm và sưng tấy. Khi đó bạn cảm nhận được sự đau nhói dưới gót chân hay dưới lòng bàn chân mỗi khi bạn đi đứng.
 
xuan-duong-clinic-llc-benh-dau-got-chan-nguyen-nhan

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng
Đau buốt dưới gót chân và lòng bàn chân nơi khu vực vòm bàn chân. Cơn đau được miêu tả là khá trầm trọng vào mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy, hoặc ngồi một lúc rồi đứng dậy bước vài bước đầu tiên, cơn đau sẽ giảm dần sau đó. Bệnh tình sẽ tăng dần theo năm tháng nếu bạn không điều trị.

Những Yếu Tố Rủi Ro Dẫn Đến Đau Gót Chân
Có thể nói rằng độ rủi ro cao đối với bệnh đau gót chân là những người tuổi từ 40 - 60. Bàn chân có độ vòm cong (arch) qúa cao hoặc qúa dẹp không bình thường, mang đôi giày không đủ support lòng bàn chân của mình, đôi giày qúa cứng, qúa củ, mòn một bên, mất đàn hồi, bệnh béo phì - over weight. Các công việc do nghề nghiệp như đi đứng qúa nhiều giờ.

xuan-duong-clinic-llc-benh-dau-got-chan-nguyen-nhan-02
Chẩn Đoán
Khám và chẩn đoán bệnh đau gót chân do dây chằng plantar fascia gây ra, bác sĩ thường dựa vào dấu hiệu và triệu chứng cũng như tiểu sử bệnh lý của bệnh nhân. Xem xét công việc cũng như những sinh hoạt và vận động của bệnh nhân hằng ngày có bị ảnh hưởng đến bệnh này. Bác sĩ sẽ kiểm tra điểm đau dưới gót chân của bạn khi ấn vào. Có một số trường hợp cần phải chụp X-ray để giúp thêm cho phần chẩn đoán được chính xác để xem bệnh nhân có bị gai xương – bone spur ở dưới gót chân hay không.

Điều Trị:
Theo Tây Y: Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau và giảm viêm như Ibuprofen có toa của bác sĩ. Nếu dùng một vài tuần mà cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể dùng thuốc chích vào điểm đau dưới gót chân của bạn như Cortisone. Thông thường bác sĩ cũng khuyên bạn là không nên chích nhiều lần bởi dây chằng này rất mỏng sẽ dễ bị rách và làm yếu thêm. Bênh cạnh đó phương pháp tập giản dây chằng giúp hổ trợ thêm cho phần điều trị.

Điều Trị Đau Gót Chân Bằng Châm Cứu
Bạn sẽ thấy ngạc nhiên cơn đau gót chân của bạn sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau một vài lần điều trị bằng châm cứu. Bác sĩ sẽ dùng phương pháp điện châm hoặc kết hợp thêm cứu để tăng thêm phần chống viêm sưng và giảm đau.

Ảnh Hưởng Của Bệnh Đau Gót Chân Đến Sức Khỏe Của Bạn
Nếu bạn bị đau gót chân và không điều trị, tất nhiên dáng đi của bạn sẽ không bình thường, và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến dáng đi của bạn khiến các khớp phần dưới trong cơ thể của bạn sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai như khớp mắt cá, khớp đầu gối, khớp xương hông và đau thắc lưng.

Ngăn Ngừa Bệnh Không Tái Phát
  • Dùng đôi dày mềm có độ đàn hồi tốt và phù hợp với bàn chân của mình.
  • Dùng miếng lót dày (arch support) ôm sát lòng bàn chân giúp giảm bớt độ căng giản của dây chằng.
  • Giảm bớt cường độ đi đứng chạy nhảy của bạn gây tác động không tốt cho lòng bàn chân.
  • Không nên sử dụng đôi giày qúa củ, qúa mòn, qúa cứng.
  • Tập co giản và xoa bóp dưới lòng bàn chân thường xuyên để máu huyết lưu thông tốt.
  • Luôn luôn mang giày hoặc dép mềm ở trong nhà tránh tiếp xúc trực tiếp lòng bàn chân với nền cứng như sàn gổ, sàn gạch, đối với những người làm việc đứng một chổ, cần phải có miếng nệm lót dưới chân để giảm sức ép lên lòng bàn chân.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn