Đau Vai Là Gì?
Khớp vai là một trong những khớp giúp cánh tay có tầm hoạt động rộng lớn, chính vì sự hoạt động rộng lớn này dễ làm tăng nguy cơ mất ổn định và va chạm của khớp khiến các phần mềm của khớp vai dễ bị tổn thương gây đau vai. Khớp vai được cấu tạo bởi ba loại xương, xương cánh tay trên, xương đòn gánh và xương bả vai. Ba xương này được gắn kết bởi các dây chằng, túi nệm, dây gân và các cơ bắp tạo thành khớp vai. Một trong những bộ phận này bị thoái hóa hoặc viêm sưng dẫn đến đau vai.
Nguyên Nhân Gây Đau Vai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vai trong đó bao gồm phong thấp, dây gân bị viêm hoặc bị rách (rotator cuff tear), viêm túi đệm (bursitis), sai khớp do dây gân hoặc dây chằng bị yếu làm cho khớp nằm không đúng vị trí của nó khi hoạt động mạnh hay bị chấn thương làm cho khớp bị lệch (dislocation), nức xương vai (fracture) do tai nạn xe cộ, chấn thương do thể thao, té ngã. Một trong những nguyên nhân gây đau vai nhiều nhất thường gặp là phong thấp thoái hóa và viêm sưng hoặc rách cơ bắp xoay (rotator cuff).
Đau Vai Do Phong Thấp Thoái Hóa
Những người bị đau vai thường thấy bước vào độ tuổi 40 trở lên đó là giai đoạn thoái hóa. Chúng ta cũng đã biết “wear and tear” khiến các cơ bắp, gân và khớp bị yếu và hao mòn theo thời gian. Đau vai do phong thấp thoái hóa phát triển từ từ và cơn đau mỗi ngày mỗi nặng thêm. Cơ vai bị sưng, cứng và hạn chế cử động.
Đau vai do cơ bắp xoay bị rách hoặc bị viêm sưng (rotator cuff tear or inflammation)
Cơ bắp xoay được kết nối bốn cơ bắp và dây gân để bảo vệ vững chắc cho khớp vai. Khi vai và cánh tay dùng sức để khiêng nặng, cơ bắp xoay co giản qúa mức để nâng vật nặng. Vì vậy nguyên nhân gây rách, căng cơ, viêm sưng là do bị lạm dụng cơ bắp qúa mức (overuse) hay bị chấn thương cấp tính. Những người hay bị ảnh hưởng do cơ bắp xoay bị rách hay căng cơ là những người chơi thể thao như chơi tennis, chơi bóng chày (baseball player), thợ sơn.
Đau Vai Do Sai Khớp
Khi các bộ phận của khớp vai như dây chằng, gân và cơ bắp bị yếu và không vững chắc để giữ cho khớp vai được chắc, một sự va chạm mạnh, hay với lấy qúa đà có thể khiến đầu xương của cánh tay trên bị trật ra ngoài khớp (dislocation). Sự sai khớp sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cứ mỗi lần cánh tay cử động mạnh hoặc với mạnh khiến khớp không nằm đúng vị trí của nó gây ra đau vai.
Đau Vai Do Viêm Túi Đệm
Khớp vai được lót bởi phần mềm của túi đệm giữa xương bả vai và cơ bắp, mục đích để ngăn ngừa sự cọ xát của xương khớp và cơ bắp xoay. Khi người bệnh vận động qúa mức khiến túi đệm bị chèn ép và viêm sưng. Cơ bắp xoay cũng sẽ bị sưng tấy bởi sự sưng tấy của túi đệm nằm ở dưới cơ bắp xoay.
Đau Và Cứng Vai – Frozen shoulder
Khớp vai được cấu trúc bởi xương, dây chằng, gân, sụn và các phần mềm tạo nên. Các phần mềm tạo thành một màn vỏ bọc (adhesive capsule) bao quanh đầu khớp xương vai. Khi lớp màn bọc bị viêm sưng và trở thành chai cứng (scar tissue), khiến khớp vai bị đau, cứng (stiff) và tầm hoạt động của vai rất hạn chế. Các yếu tố rủi ro dẫn đến cứng vai là do khi người bệnh bị đau vai vì một lý do nào đó khiến họ e ngại không dám hoạt động khớp vai như bình thường, dần dần khớp vai của họ sẽ cử động hạn chế khiến phần mềm của khớp mất đi sự đàn hồi và dễ dẫn đến chai cứng nhiều hơn.
Chẩn Đoán
Đau khớp vai có thể là cơn đau tạm thời hoặc cơn đau kéo dài và trở thành mãn tính. Nếu bạn bị đau vai cấp tính do tai nạn gây chấn thương, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời càng sớm càng tốt. Nếu là cơn đau không trầm trọng và bạn có thể nghỉ ngơi và không hoạt động mạnh, cơn đau sẽ từ từ giảm dần. Nhưng nếu không giảm, bạn cũng nên gặp bác sĩ để tham khảo và điều trị.
Để khám và định lượng tình trạng đau vai của bạn, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi có liên quan đến vấn đề đau vai như tiểu sử bệnh lý trong qúa khứ bạn đã từng bị đau vai chưa, tiểu sử gia đình bạn có bị phong thấp khớp hay không, bạn có từng bị tai nạn gây ra đau vai, công việc của bạn có ảnh hưởng đến lạm dụng khớp vai nhiều hay không. Bác sĩ sẽ sờ nắn khớp vai của bạn xem về độ sưng, cứng và mềm của dây gân và cơ bắp, xem độ co giản khớp vai và tầm hoạt động của vai nhiều hay ít…
Có những trường hợp cần kết hợp thêm một số thử nghiệm như chụp X-ray, MRI, CT scan, Arthrogram, và Arthroscopy để đem đến sự chẩn đoán chính xác hơn.
Chữa Trị
Chữa trị đau vai đều lệ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thể loại bệnh. Trường hợp nhẹ bạn có thể dùng thuốc giảm đau không cần toa của bác sĩ – over the counter medications, chườm nóng hoặc nước đá, nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng. Kết hợp thêm những phương pháp tập luyện vai. Trưòng hợp nặng bạn sẽ được bác sĩ dùng thuốc giảm đau, giảm viêm sưng mạnh hơn theo toa của bác sĩ, nếu cơn đau vẫn tiếp tục thì bước tiếp theo là dùng thuốc chích giảm đau steroid như cortisone chẳng hạn.
Trường hợp đau vai có thể đưa đến phải giải phẩu nếu cách chữa dùng thuốc và tập thể dục là không khả thi. Nhưng những trường hợp mà bác sĩ yêu cầu phải dùng phương pháp giải phẩu như cứng khớp vai (frozen shoulder), gai xương (bone spur) hay đóng vôi (calcification). Trường hợp giải phẩu bạn nên tham khảo ý kiến thêm với một bác sĩ chuyên môn (second opinion) để quyết định đúng mực.
Đông Y Chữa Trị Đau Vai
Chữa trị đau vai bằng phương pháp châm cứu và dùng thuốc đông y đem lại kết qủa khả quan. Những thể loại đau vai như phong thấp thoái hóa, giản cơ hoặc rách gân cơ, phong hàn thấp đau nhức mỗi khi trời trở lạnh vào mùa đông, sai khớp vai do gân cơ bị yếu. Dùng phương pháp châm kết hợp cứu ấm sẽ tăng thêm chức năng phục hồi của các phần mềm xung quanh khớp vai được nhanh hơn, tán hàn thấp và giúp máu lưu thông khu vực bị tổn hại. Một số thuốc dược thảo chống phong hàn thấp, giảm đau, chống viêm sưng hiệu qua cao, đồng thời kết hợp thuốc bổ chất sụn để tăng cường sự nới rộng hoạt động của khớp dễ dàng hơn.
Phòng Ngừa
Đau vai sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ra sao? Khi bạn bị đau vai bạn có làm tốt công việc hằng ngày mà bạn được giao phó. Bạn sẽ thấy yếu đuối và mất tự tin trước công việc của mình. Bên cạnh đó nó còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngũ của bạn, ảnh hưởng sức khỏe và một khi bạn lo lắng khiến bạn có thể dễ dàng bị bệnh trầm cảm nữa. Để tránh bị đau vai và phòng ngừa tái phát, bạn nên:
Khớp vai là một trong những khớp giúp cánh tay có tầm hoạt động rộng lớn, chính vì sự hoạt động rộng lớn này dễ làm tăng nguy cơ mất ổn định và va chạm của khớp khiến các phần mềm của khớp vai dễ bị tổn thương gây đau vai. Khớp vai được cấu tạo bởi ba loại xương, xương cánh tay trên, xương đòn gánh và xương bả vai. Ba xương này được gắn kết bởi các dây chằng, túi nệm, dây gân và các cơ bắp tạo thành khớp vai. Một trong những bộ phận này bị thoái hóa hoặc viêm sưng dẫn đến đau vai.
Nguyên Nhân Gây Đau Vai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vai trong đó bao gồm phong thấp, dây gân bị viêm hoặc bị rách (rotator cuff tear), viêm túi đệm (bursitis), sai khớp do dây gân hoặc dây chằng bị yếu làm cho khớp nằm không đúng vị trí của nó khi hoạt động mạnh hay bị chấn thương làm cho khớp bị lệch (dislocation), nức xương vai (fracture) do tai nạn xe cộ, chấn thương do thể thao, té ngã. Một trong những nguyên nhân gây đau vai nhiều nhất thường gặp là phong thấp thoái hóa và viêm sưng hoặc rách cơ bắp xoay (rotator cuff).
Đau Vai Do Phong Thấp Thoái Hóa
Những người bị đau vai thường thấy bước vào độ tuổi 40 trở lên đó là giai đoạn thoái hóa. Chúng ta cũng đã biết “wear and tear” khiến các cơ bắp, gân và khớp bị yếu và hao mòn theo thời gian. Đau vai do phong thấp thoái hóa phát triển từ từ và cơn đau mỗi ngày mỗi nặng thêm. Cơ vai bị sưng, cứng và hạn chế cử động.
Đau vai do cơ bắp xoay bị rách hoặc bị viêm sưng (rotator cuff tear or inflammation)
Cơ bắp xoay được kết nối bốn cơ bắp và dây gân để bảo vệ vững chắc cho khớp vai. Khi vai và cánh tay dùng sức để khiêng nặng, cơ bắp xoay co giản qúa mức để nâng vật nặng. Vì vậy nguyên nhân gây rách, căng cơ, viêm sưng là do bị lạm dụng cơ bắp qúa mức (overuse) hay bị chấn thương cấp tính. Những người hay bị ảnh hưởng do cơ bắp xoay bị rách hay căng cơ là những người chơi thể thao như chơi tennis, chơi bóng chày (baseball player), thợ sơn.
Đau Vai Do Sai Khớp
Khi các bộ phận của khớp vai như dây chằng, gân và cơ bắp bị yếu và không vững chắc để giữ cho khớp vai được chắc, một sự va chạm mạnh, hay với lấy qúa đà có thể khiến đầu xương của cánh tay trên bị trật ra ngoài khớp (dislocation). Sự sai khớp sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cứ mỗi lần cánh tay cử động mạnh hoặc với mạnh khiến khớp không nằm đúng vị trí của nó gây ra đau vai.
Đau Vai Do Viêm Túi Đệm
Khớp vai được lót bởi phần mềm của túi đệm giữa xương bả vai và cơ bắp, mục đích để ngăn ngừa sự cọ xát của xương khớp và cơ bắp xoay. Khi người bệnh vận động qúa mức khiến túi đệm bị chèn ép và viêm sưng. Cơ bắp xoay cũng sẽ bị sưng tấy bởi sự sưng tấy của túi đệm nằm ở dưới cơ bắp xoay.
Đau Và Cứng Vai – Frozen shoulder
Khớp vai được cấu trúc bởi xương, dây chằng, gân, sụn và các phần mềm tạo nên. Các phần mềm tạo thành một màn vỏ bọc (adhesive capsule) bao quanh đầu khớp xương vai. Khi lớp màn bọc bị viêm sưng và trở thành chai cứng (scar tissue), khiến khớp vai bị đau, cứng (stiff) và tầm hoạt động của vai rất hạn chế. Các yếu tố rủi ro dẫn đến cứng vai là do khi người bệnh bị đau vai vì một lý do nào đó khiến họ e ngại không dám hoạt động khớp vai như bình thường, dần dần khớp vai của họ sẽ cử động hạn chế khiến phần mềm của khớp mất đi sự đàn hồi và dễ dẫn đến chai cứng nhiều hơn.
Chẩn Đoán
Đau khớp vai có thể là cơn đau tạm thời hoặc cơn đau kéo dài và trở thành mãn tính. Nếu bạn bị đau vai cấp tính do tai nạn gây chấn thương, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời càng sớm càng tốt. Nếu là cơn đau không trầm trọng và bạn có thể nghỉ ngơi và không hoạt động mạnh, cơn đau sẽ từ từ giảm dần. Nhưng nếu không giảm, bạn cũng nên gặp bác sĩ để tham khảo và điều trị.
Để khám và định lượng tình trạng đau vai của bạn, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi có liên quan đến vấn đề đau vai như tiểu sử bệnh lý trong qúa khứ bạn đã từng bị đau vai chưa, tiểu sử gia đình bạn có bị phong thấp khớp hay không, bạn có từng bị tai nạn gây ra đau vai, công việc của bạn có ảnh hưởng đến lạm dụng khớp vai nhiều hay không. Bác sĩ sẽ sờ nắn khớp vai của bạn xem về độ sưng, cứng và mềm của dây gân và cơ bắp, xem độ co giản khớp vai và tầm hoạt động của vai nhiều hay ít…
Có những trường hợp cần kết hợp thêm một số thử nghiệm như chụp X-ray, MRI, CT scan, Arthrogram, và Arthroscopy để đem đến sự chẩn đoán chính xác hơn.
Chữa Trị
Chữa trị đau vai đều lệ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thể loại bệnh. Trường hợp nhẹ bạn có thể dùng thuốc giảm đau không cần toa của bác sĩ – over the counter medications, chườm nóng hoặc nước đá, nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng. Kết hợp thêm những phương pháp tập luyện vai. Trưòng hợp nặng bạn sẽ được bác sĩ dùng thuốc giảm đau, giảm viêm sưng mạnh hơn theo toa của bác sĩ, nếu cơn đau vẫn tiếp tục thì bước tiếp theo là dùng thuốc chích giảm đau steroid như cortisone chẳng hạn.
Trường hợp đau vai có thể đưa đến phải giải phẩu nếu cách chữa dùng thuốc và tập thể dục là không khả thi. Nhưng những trường hợp mà bác sĩ yêu cầu phải dùng phương pháp giải phẩu như cứng khớp vai (frozen shoulder), gai xương (bone spur) hay đóng vôi (calcification). Trường hợp giải phẩu bạn nên tham khảo ý kiến thêm với một bác sĩ chuyên môn (second opinion) để quyết định đúng mực.
Đông Y Chữa Trị Đau Vai
Chữa trị đau vai bằng phương pháp châm cứu và dùng thuốc đông y đem lại kết qủa khả quan. Những thể loại đau vai như phong thấp thoái hóa, giản cơ hoặc rách gân cơ, phong hàn thấp đau nhức mỗi khi trời trở lạnh vào mùa đông, sai khớp vai do gân cơ bị yếu. Dùng phương pháp châm kết hợp cứu ấm sẽ tăng thêm chức năng phục hồi của các phần mềm xung quanh khớp vai được nhanh hơn, tán hàn thấp và giúp máu lưu thông khu vực bị tổn hại. Một số thuốc dược thảo chống phong hàn thấp, giảm đau, chống viêm sưng hiệu qua cao, đồng thời kết hợp thuốc bổ chất sụn để tăng cường sự nới rộng hoạt động của khớp dễ dàng hơn.
Phòng Ngừa
Đau vai sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ra sao? Khi bạn bị đau vai bạn có làm tốt công việc hằng ngày mà bạn được giao phó. Bạn sẽ thấy yếu đuối và mất tự tin trước công việc của mình. Bên cạnh đó nó còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngũ của bạn, ảnh hưởng sức khỏe và một khi bạn lo lắng khiến bạn có thể dễ dàng bị bệnh trầm cảm nữa. Để tránh bị đau vai và phòng ngừa tái phát, bạn nên:
- Tránh khiêng vác nặng.
- Tránh làm những công việc có động tác lặp đi lặp lại lạm dụng cánh tay và vai qúa mức.
- Tránh tập thể dục mạnh, cần khởi động nhẹ (warm up) trước khi bạn tập thể dục.
- Tập các bài thể dục có lợi cho vai khớp, tránh đừng để vai bị cứng.
Gửi ý kiến của bạn